Truy cập

Hôm nay:
148
Hôm qua:
174
Tuần này:
822
Tháng này:
5016
Tất cả:
298246

Ý kiến thăm dò

DỰ BÁO PHƯƠNG HƯỚNG PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Ngày 01/10/2019 00:00:00

Tình hình tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến ngày càng phức tạp dưới nhiều hìnhthức khác nhau, công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội cần phảităng cường và tập trung cao độ, đổi mới phương pháp đấu tranh nhằm đẩy lùicác vấn nạn ra khỏi đời sống xã hội.

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đã nêu rõ:“Nhiều biểu hiện xuống cấpvề đạo đức, lối sống gây bức xúctrong xã hội.Tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.”

Tệ nạn xãhội là một vấn đề nhức nhối làm suy thoái đạo đức, nhân cách, gây khó khăncản trở sự phát triển kinh tế xã hội; trái pháp luật và thuần phong mỹ tục vàchúng ta cần phải ngăn chặn, loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Tệ nạn xã hội là một biểu hiện sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đứcvà pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính phổ biến,phản ánh những thói quen, phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, trái vớichuẩn mực, đạo đức xã hội và quy định của pháp luật, gây tác hại đếnđời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự antoàn xã hội.Tệ nạn xã hội phong phú và đa dạng về thể loại, phức tạp về bản chất. Cónhiều loại tệ nạn xã hội gây nhức nhối hiện nay, đặc biệt là các tệ nạn ma túy,cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thầnvà đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây rối loạn trật tự xãhội, suy đồi về mặt văn hóa và làm mất tư cách của một công dân, gây ảnhhưởng sâu sắc tới nguồn lao động khi mà đất nước đang cần một nguồn lao động có chất lượng trong công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay.

Một số loại tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy đang gây bức xúc lớn trong xã hội. Theo thống kê, rà soát của Bộ Công an và Bộ Lao động thương binh và xã hội, tình hình tệ nạn mại dâm, ma túy diễn biến rất phức tạp, tình hình tội phạm có liên quan có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát.

Theo báo cáo,số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người, tập trung nhiều ở khu vực: Đồng bằng sông Hồng: 3.673 người; Đông Bắc: 913 người; Bắc Trung bộ: 887 người; Đông Nam bộ: 3.200 người; Đồng bằng Sông Cửu Long: 1.374 người; các khu vực khác là 1.189 người.Con số thực tế có thể còn cao hơndo đây là hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình.Tệ nạn mại dâm, các tội phạm liên quan đến mại dâm như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên, đặc biệt là hành vi mua bán người vìmục đích mại dâm gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội, sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc dư luận.

Hiện nay trêncả nước có 200.134 người nghiện ma túy, xuất hiện ở mọi thành phần xã hội, mọi lứa tuổi, song chủ yếu ở lớp trẻ: 76% trong số người nghiện có độ tuổi dưới 35 tuổi; 60% số người sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 25 tuổi, trong đó 8% sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Ngoài nghiện thuốc phiện, heroin, nghiện ma túy tổng hợp, nhóm chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) đặc biệt là Methamphetamine (ma túy đá), Cocaine, Cần sa, “cỏ Mỹ” và các chất hướng thần khác đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, gây khó khăn cho việc kiểm soát của cơ quan chức năng.Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân, đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và sự trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Có thể thấy, tệ nạn xã hội đe dọa trực tiếp tới bản thân và gia đình của chính người tham gia, ảnhhưởng tới cuộc sống bình yên của nhân dân, và sự phát triển của xãhội. Tệ nạn xã hội là tiền đề, là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi vi phạmpháp luật và tội phạm, gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong đời sốngkinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, có thể dẫn đến mất ổn định về anh ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, có thể là điều kiện xấu để cácthế thực thù địch phá hoại đất nước từ bên trong.

Phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài của chúng ta. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo côngbằng, tiến bộ xã hội, vì vậy đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tácnày.

Qua thời gian hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm 2003 và Luật Phòng, chống ma túy 2000, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội và của người dân, sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Thứ nhất,hệ thống văn bản pháp lý về phòng chống tệ nạn xã hội đã được xây dựng và ban hành có hệ thống và tương đối đồng bộ cả về quan điểm, chủ trương, biện pháp, phân công trách nhiệm, cơ chế điều phối và chế tài xử lý. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành cũng như sự vào cuộc của các tổ chức khá tích cực. Nhiều địa phương đã quan tâm bố trí cán bộ, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Thứ hai,công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đã được các Bộ, ngành, đoàn thể, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp quan tâm, đẩy mạnh và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ phân công như ngành Công an, Bộ đội Biên phòng, ngành Kiểm sát, ngành Toà án, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Namcác cấp,các cơ quan thông tin đại chúng,...

Thứ ba,nhận thức về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được nâng lên rõ rệt trong các tầng lớp nhân dân. Quan điểm cũng như giải pháp về phòng, chống tệ nạn xã hội được hầu hết các ngành, các cấp và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Công tác phòng ngừa giảm tác hại, hỗ trợ người tham gia tệ nạn xã hội tái hoà nhập cộng đồng, đấu tranh xử lý vi phạm đã được các Bộ, ngành, địa phương nỗ lực thực hiện, đạt được nhiều kết quả, đã quyết tâm kìm chế không để tệ nạn gia tăng, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội.

Nhiều địa phương đã giảm về phạm vi, quy mô, xóa được nhiều tụ điểm tệ nạn xã hội phức tạp, hạn chế được các hoạt động tệ nạn trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, giảm các đường dây, các vụ có quy mô lớn, kịp thời xử lý, không để hình thành các tụ điểm nóng, giảm số xã, phường trọng điểm về tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc v.v..

Tuy nhiên, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội hiện nay cũng còn một số tồn tại và không ít thách thức:

Một là,tình hình tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi khó kiểm soát. Quan điểm, nhận thức về thực trạng tệ nạn xã hội và công tác đấu tranh phòng, chống của một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp chưa thống nhất; chưa quán triệt đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong việc đấu tranh với các loại tệ nạn xã hội... dẫn đến việc chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở tại địa phương không kiên quyết, triệt để; còn có biểu hiện làm ngơ của một số cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở.

Hai là,một số quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tệ nạn xã hội trong tình hình hiện nay. Các chế độ, chính sách để thực hiện công tác hỗ trợ giảm hại, hòa nhập cộng đồng chưa phù hợp và hiệu quả không cao, chưa phát huy được vai trò giảm thiểu tác hại và bảo vệ cộng đồng.

Ba là,nguồn lực dành cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội còn hạn chế, đội ngũ cán bộ chuyên trách về phòng, chống tệ nạn xã hội ở cấp cơ sở còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm; ngân sách đầu tư cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội còn thấp, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, chưa đáp ứng điều kiện để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tệ nạn xã hội trong tình hình mới.

Bốn là,chưa chú trọng đúng mức đến các hoạt động phòng ngừa, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ; sự buông lỏng quản lý địa bàn của chính quyền địa phương trong khi chưa có chế tài quy định để xử lý trách nhiệm; chưa kịp thời sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình tốt trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; biểu dương khen thưởng các tổ chức cá nhân làm tốt đạt hiệu quả, tạo phong trào thường xuyên, liên tục trong cộng đồng.

Xu hướng diễn biến tình hình tệ nạn xã hội thời gian tới nói chung giảm nhưng chưa triệt để. Tính chất hoạt động ngày càng phức tạp, nguy hiểm hơn, xuất hiện tệ nạn xã hội có yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ cao. Thủ đoạn hoạt động tinh vi, phương thức hoạt động xảo quyệt, manh động, liều lĩnh. Mức độ hậu quả gây ra cho xã hội của các loại tệ nạn xã hội ngày càng lớn, xâm phạm nghiêm trọng trật tự, kỷ cương pháp luật xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, làm suy giảm niềm tin xã hội và cản trở công cuộc phát triển đất nước.

Thành phần tham gia tệ nạn đa dạng, phức tạp, có xu hướng trẻ hóa độ tuổi. Cần đặc biệt chú ý phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm những nhân tố đầu vào của tệ nạn, những người có nguy cơ mắc vào các tệ nạn xã hội như những người lao động tự do, thiếu việc làm và thất nghiệp; thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà tụ tập, lang thang, sống bầy đàn và một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức hư hỏng, thoái hóa, biến chất.

Địa bàn hoạt động của tệ nạn xã hội chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các tuyến trọng điểm, các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, nhất là ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị loại 1, các tuyến biên giới, quốc lộ, tuyến hàng không quốc tế… Bên cạnh đó, tệ nạn xã hội ở nông thôn cũng diễn biến phức tạp do quá trình đô thị hóa, thay đổi lối sống văn hóa truyền thống ở địa bàn.

Về quan điểm

Phòng, chống tệ nạn xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm nòng cốt.

Chiến lược phòng, chống tệ nạn xã hội là một nội dung quan trọng, bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển đất nước, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tạo môi trường xã hội ổn định, lành mạnh phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại của đất nước.

Sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tổ chức - hành chính, kinh tế - xã hội, pháp luật, nghiệp vụ, vũ trang, ngoại giao để phòng, chống tệ nạn xã hội. Kết hợp giữa phòng ngừa và đấu tranh trấn áp, lấy phòng ngừa làm chính. Coi trọng hoạt động phòng ngừa xã hội, phòng ngừa từ gia đình và cơ sở. Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.

Về mục tiêu

Khắc phục một bước căn bản nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại, phát triển của các loại tệ nạn xã hội, trước hết là các nguyên nhân, điều kiện do những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội; kiềm chế sự gia tăng của một số loại tệ nạn nguy hiểm như ma túy, cờ bạc, mại dâm…, từng bước làm giảm tình hình, trước hết trên các tuyến, ở các địa bàn trọng điểm.

Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, huy động mọi nguồn lực xã hội vào công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Nâng cao một bước căn bản năng lực hoạt động của lực lượng chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội, đủ sức đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nhiệm vụ và giải pháp

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị quyết 12) đã chỉ rõ:“tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người”; “tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.”Để phòng chống tệ nạn xã hội cần phải thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Một là,huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong phòng, tệ nạn xã hội.Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về ý thức trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội. Nghị quyết 12 đã nhấn mạnh:“Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.Các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng cần xác định phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và đưa vào chương trình phát triển để chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Các chỉ tiêu về phòng, chống tệ nạn xã hội cần được coi là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước về trách nhiệm phòng, chống tệ nạn xã hội. Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm theo hướng sáp nhập các ban chỉ đạo về lĩnh vực phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống tệ nạn xã hội về một đầu mối và tăng cường cán bộ có phẩm chất, nhiệt huyết, năng lực, kinh nghiệm vào Ban Chỉ đạo các cấp.

Hai là,chú trọng tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội.Coi trọng phòng ngừa tệ nạn xã hội từ gia đình, trong gia đình và ở cơ sở. Rà soát, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách phát triển và quá trình thực hiện các chính sách phát triển đến tình hình và hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội, đề xuất khắc phục hạn chế những sơ hở, thiếu sót, bất cập. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhất là truyền thông giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tệ nạn đối với các tổ chức, cá nhân và gia đình. Đẩy mạnh các phong trào nhân dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tiếp cục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức tự giác của quần chúng ở cơ sở. Đẩy nhanh quá trình “xã hội hóa” công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Ba là,từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tệ nạn xã hội của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các lực lượng chuyên trách.Rà soát, đánh giá thực trạng năng lực của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp và các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội thuộc Cơ quan hành chính nhà nước, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, xây dựng đề án tổng thể khắc phục hạn chế, yếu kém và nâng cao một bước căn bản năng lực các lực lượng này. Trong đó, cần tập trung chỉ đạo đổi mới công tác tổ chức, cán bộ theo hướng bố trí hợp lý mô hình các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, hướng về cơ sở; tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đổi mới cơ chế phối hợp... theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08-11-2011, của Chính phủ về Chương trình cải cách nền hành chính quốc gia giai đoạn 2011 - 2020. Ưu tiên đầu tư ngân sách, mua sắm, cung ứng vật tư, phương tiện một cách hợp lý, từng bước đáp ứng yêu cầu hậu cần - kỹ thuật cho hoạt động của các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách.

Bốn là,tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Thi hành án hình sự, pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về phòng chống mại dâm, ma túy, phòng chống tội phạm và một số đạo luật có liên quan.

Năm là,chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tệ nạn xã hội.Trước hết, ưu tiên hợp tác với các cơ quan chức năng các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng để phòng, chống có hiệu quả các loại tệ nạn xã hội có yếu tố nước ngoài, sử dụng công nghệ cao. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài phục vụ yêu cầu hiện đại hóa, tăng cường năng lực của các lực lượng chuyên trách, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước.

DỰ BÁO PHƯƠNG HƯỚNG PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Đăng lúc: 01/10/2019 00:00:00 (GMT+7)

Tình hình tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến ngày càng phức tạp dưới nhiều hìnhthức khác nhau, công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội cần phảităng cường và tập trung cao độ, đổi mới phương pháp đấu tranh nhằm đẩy lùicác vấn nạn ra khỏi đời sống xã hội.

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đã nêu rõ:“Nhiều biểu hiện xuống cấpvề đạo đức, lối sống gây bức xúctrong xã hội.Tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.”

Tệ nạn xãhội là một vấn đề nhức nhối làm suy thoái đạo đức, nhân cách, gây khó khăncản trở sự phát triển kinh tế xã hội; trái pháp luật và thuần phong mỹ tục vàchúng ta cần phải ngăn chặn, loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Tệ nạn xã hội là một biểu hiện sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đứcvà pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính phổ biến,phản ánh những thói quen, phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, trái vớichuẩn mực, đạo đức xã hội và quy định của pháp luật, gây tác hại đếnđời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự antoàn xã hội.Tệ nạn xã hội phong phú và đa dạng về thể loại, phức tạp về bản chất. Cónhiều loại tệ nạn xã hội gây nhức nhối hiện nay, đặc biệt là các tệ nạn ma túy,cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thầnvà đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây rối loạn trật tự xãhội, suy đồi về mặt văn hóa và làm mất tư cách của một công dân, gây ảnhhưởng sâu sắc tới nguồn lao động khi mà đất nước đang cần một nguồn lao động có chất lượng trong công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay.

Một số loại tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy đang gây bức xúc lớn trong xã hội. Theo thống kê, rà soát của Bộ Công an và Bộ Lao động thương binh và xã hội, tình hình tệ nạn mại dâm, ma túy diễn biến rất phức tạp, tình hình tội phạm có liên quan có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát.

Theo báo cáo,số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người, tập trung nhiều ở khu vực: Đồng bằng sông Hồng: 3.673 người; Đông Bắc: 913 người; Bắc Trung bộ: 887 người; Đông Nam bộ: 3.200 người; Đồng bằng Sông Cửu Long: 1.374 người; các khu vực khác là 1.189 người.Con số thực tế có thể còn cao hơndo đây là hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình.Tệ nạn mại dâm, các tội phạm liên quan đến mại dâm như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên, đặc biệt là hành vi mua bán người vìmục đích mại dâm gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội, sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc dư luận.

Hiện nay trêncả nước có 200.134 người nghiện ma túy, xuất hiện ở mọi thành phần xã hội, mọi lứa tuổi, song chủ yếu ở lớp trẻ: 76% trong số người nghiện có độ tuổi dưới 35 tuổi; 60% số người sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 25 tuổi, trong đó 8% sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Ngoài nghiện thuốc phiện, heroin, nghiện ma túy tổng hợp, nhóm chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) đặc biệt là Methamphetamine (ma túy đá), Cocaine, Cần sa, “cỏ Mỹ” và các chất hướng thần khác đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, gây khó khăn cho việc kiểm soát của cơ quan chức năng.Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân, đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và sự trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Có thể thấy, tệ nạn xã hội đe dọa trực tiếp tới bản thân và gia đình của chính người tham gia, ảnhhưởng tới cuộc sống bình yên của nhân dân, và sự phát triển của xãhội. Tệ nạn xã hội là tiền đề, là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi vi phạmpháp luật và tội phạm, gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong đời sốngkinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, có thể dẫn đến mất ổn định về anh ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, có thể là điều kiện xấu để cácthế thực thù địch phá hoại đất nước từ bên trong.

Phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài của chúng ta. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo côngbằng, tiến bộ xã hội, vì vậy đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tácnày.

Qua thời gian hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm 2003 và Luật Phòng, chống ma túy 2000, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội và của người dân, sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Thứ nhất,hệ thống văn bản pháp lý về phòng chống tệ nạn xã hội đã được xây dựng và ban hành có hệ thống và tương đối đồng bộ cả về quan điểm, chủ trương, biện pháp, phân công trách nhiệm, cơ chế điều phối và chế tài xử lý. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành cũng như sự vào cuộc của các tổ chức khá tích cực. Nhiều địa phương đã quan tâm bố trí cán bộ, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Thứ hai,công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đã được các Bộ, ngành, đoàn thể, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp quan tâm, đẩy mạnh và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ phân công như ngành Công an, Bộ đội Biên phòng, ngành Kiểm sát, ngành Toà án, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Namcác cấp,các cơ quan thông tin đại chúng,...

Thứ ba,nhận thức về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được nâng lên rõ rệt trong các tầng lớp nhân dân. Quan điểm cũng như giải pháp về phòng, chống tệ nạn xã hội được hầu hết các ngành, các cấp và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Công tác phòng ngừa giảm tác hại, hỗ trợ người tham gia tệ nạn xã hội tái hoà nhập cộng đồng, đấu tranh xử lý vi phạm đã được các Bộ, ngành, địa phương nỗ lực thực hiện, đạt được nhiều kết quả, đã quyết tâm kìm chế không để tệ nạn gia tăng, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội.

Nhiều địa phương đã giảm về phạm vi, quy mô, xóa được nhiều tụ điểm tệ nạn xã hội phức tạp, hạn chế được các hoạt động tệ nạn trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, giảm các đường dây, các vụ có quy mô lớn, kịp thời xử lý, không để hình thành các tụ điểm nóng, giảm số xã, phường trọng điểm về tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc v.v..

Tuy nhiên, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội hiện nay cũng còn một số tồn tại và không ít thách thức:

Một là,tình hình tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi khó kiểm soát. Quan điểm, nhận thức về thực trạng tệ nạn xã hội và công tác đấu tranh phòng, chống của một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp chưa thống nhất; chưa quán triệt đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong việc đấu tranh với các loại tệ nạn xã hội... dẫn đến việc chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở tại địa phương không kiên quyết, triệt để; còn có biểu hiện làm ngơ của một số cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở.

Hai là,một số quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tệ nạn xã hội trong tình hình hiện nay. Các chế độ, chính sách để thực hiện công tác hỗ trợ giảm hại, hòa nhập cộng đồng chưa phù hợp và hiệu quả không cao, chưa phát huy được vai trò giảm thiểu tác hại và bảo vệ cộng đồng.

Ba là,nguồn lực dành cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội còn hạn chế, đội ngũ cán bộ chuyên trách về phòng, chống tệ nạn xã hội ở cấp cơ sở còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm; ngân sách đầu tư cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội còn thấp, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, chưa đáp ứng điều kiện để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tệ nạn xã hội trong tình hình mới.

Bốn là,chưa chú trọng đúng mức đến các hoạt động phòng ngừa, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ; sự buông lỏng quản lý địa bàn của chính quyền địa phương trong khi chưa có chế tài quy định để xử lý trách nhiệm; chưa kịp thời sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình tốt trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; biểu dương khen thưởng các tổ chức cá nhân làm tốt đạt hiệu quả, tạo phong trào thường xuyên, liên tục trong cộng đồng.

Xu hướng diễn biến tình hình tệ nạn xã hội thời gian tới nói chung giảm nhưng chưa triệt để. Tính chất hoạt động ngày càng phức tạp, nguy hiểm hơn, xuất hiện tệ nạn xã hội có yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ cao. Thủ đoạn hoạt động tinh vi, phương thức hoạt động xảo quyệt, manh động, liều lĩnh. Mức độ hậu quả gây ra cho xã hội của các loại tệ nạn xã hội ngày càng lớn, xâm phạm nghiêm trọng trật tự, kỷ cương pháp luật xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, làm suy giảm niềm tin xã hội và cản trở công cuộc phát triển đất nước.

Thành phần tham gia tệ nạn đa dạng, phức tạp, có xu hướng trẻ hóa độ tuổi. Cần đặc biệt chú ý phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm những nhân tố đầu vào của tệ nạn, những người có nguy cơ mắc vào các tệ nạn xã hội như những người lao động tự do, thiếu việc làm và thất nghiệp; thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà tụ tập, lang thang, sống bầy đàn và một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức hư hỏng, thoái hóa, biến chất.

Địa bàn hoạt động của tệ nạn xã hội chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các tuyến trọng điểm, các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, nhất là ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị loại 1, các tuyến biên giới, quốc lộ, tuyến hàng không quốc tế… Bên cạnh đó, tệ nạn xã hội ở nông thôn cũng diễn biến phức tạp do quá trình đô thị hóa, thay đổi lối sống văn hóa truyền thống ở địa bàn.

Về quan điểm

Phòng, chống tệ nạn xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm nòng cốt.

Chiến lược phòng, chống tệ nạn xã hội là một nội dung quan trọng, bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển đất nước, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tạo môi trường xã hội ổn định, lành mạnh phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại của đất nước.

Sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tổ chức - hành chính, kinh tế - xã hội, pháp luật, nghiệp vụ, vũ trang, ngoại giao để phòng, chống tệ nạn xã hội. Kết hợp giữa phòng ngừa và đấu tranh trấn áp, lấy phòng ngừa làm chính. Coi trọng hoạt động phòng ngừa xã hội, phòng ngừa từ gia đình và cơ sở. Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.

Về mục tiêu

Khắc phục một bước căn bản nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại, phát triển của các loại tệ nạn xã hội, trước hết là các nguyên nhân, điều kiện do những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội; kiềm chế sự gia tăng của một số loại tệ nạn nguy hiểm như ma túy, cờ bạc, mại dâm…, từng bước làm giảm tình hình, trước hết trên các tuyến, ở các địa bàn trọng điểm.

Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, huy động mọi nguồn lực xã hội vào công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Nâng cao một bước căn bản năng lực hoạt động của lực lượng chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội, đủ sức đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nhiệm vụ và giải pháp

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị quyết 12) đã chỉ rõ:“tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người”; “tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.”Để phòng chống tệ nạn xã hội cần phải thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Một là,huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong phòng, tệ nạn xã hội.Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về ý thức trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội. Nghị quyết 12 đã nhấn mạnh:“Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.Các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng cần xác định phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và đưa vào chương trình phát triển để chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Các chỉ tiêu về phòng, chống tệ nạn xã hội cần được coi là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước về trách nhiệm phòng, chống tệ nạn xã hội. Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm theo hướng sáp nhập các ban chỉ đạo về lĩnh vực phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống tệ nạn xã hội về một đầu mối và tăng cường cán bộ có phẩm chất, nhiệt huyết, năng lực, kinh nghiệm vào Ban Chỉ đạo các cấp.

Hai là,chú trọng tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội.Coi trọng phòng ngừa tệ nạn xã hội từ gia đình, trong gia đình và ở cơ sở. Rà soát, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách phát triển và quá trình thực hiện các chính sách phát triển đến tình hình và hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội, đề xuất khắc phục hạn chế những sơ hở, thiếu sót, bất cập. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhất là truyền thông giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tệ nạn đối với các tổ chức, cá nhân và gia đình. Đẩy mạnh các phong trào nhân dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tiếp cục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức tự giác của quần chúng ở cơ sở. Đẩy nhanh quá trình “xã hội hóa” công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Ba là,từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tệ nạn xã hội của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các lực lượng chuyên trách.Rà soát, đánh giá thực trạng năng lực của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp và các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội thuộc Cơ quan hành chính nhà nước, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, xây dựng đề án tổng thể khắc phục hạn chế, yếu kém và nâng cao một bước căn bản năng lực các lực lượng này. Trong đó, cần tập trung chỉ đạo đổi mới công tác tổ chức, cán bộ theo hướng bố trí hợp lý mô hình các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, hướng về cơ sở; tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đổi mới cơ chế phối hợp... theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08-11-2011, của Chính phủ về Chương trình cải cách nền hành chính quốc gia giai đoạn 2011 - 2020. Ưu tiên đầu tư ngân sách, mua sắm, cung ứng vật tư, phương tiện một cách hợp lý, từng bước đáp ứng yêu cầu hậu cần - kỹ thuật cho hoạt động của các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách.

Bốn là,tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Thi hành án hình sự, pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về phòng chống mại dâm, ma túy, phòng chống tội phạm và một số đạo luật có liên quan.

Năm là,chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tệ nạn xã hội.Trước hết, ưu tiên hợp tác với các cơ quan chức năng các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng để phòng, chống có hiệu quả các loại tệ nạn xã hội có yếu tố nước ngoài, sử dụng công nghệ cao. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài phục vụ yêu cầu hiện đại hóa, tăng cường năng lực của các lực lượng chuyên trách, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Người tốt, việc tốt