Truy cập

Hôm nay:
166
Hôm qua:
142
Tuần này:
1168
Tháng này:
5362
Tất cả:
298592

Ý kiến thăm dò

Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong bình đẳng giới ở Việt Nam

Ngày 24/10/2019 00:00:00

Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau về các đặc điểm giống và khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có cơ hội để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển.
Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm: Sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng cho thù lao trong công việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội (bình đẳng trong tiếng nói). Thế giới đã trải qua hơn 100 năm của chặng đường bình đẳng giới. Nhìn lại những thành tựu và những tồn tại hiện nay của chặng đường đó, cả nhân loại phải thừa nhận thành quả của bình đẳng giới đã góp phần rất quan trọng vào sự tiến bộ chung của thế giới. Bình đẳng giới là cần thiết và có thể thực hiện được
Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được đánh giá là một động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020. Chiến lược có mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Mặc dù vậy, việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam còn đứng trước không ít khó khăn, thách thức.


Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới là yếu tố quan trọng. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới thuộc về tất cả các thể chế trong xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng. Gia đình là nơi định hình các quan hệ giới, truyền tải những chuẩn mực về giới và quyết định những cơ hội cho các thành viên gia đình. Gia đình là nơi đưa ra các quyết định cơ bản như: Số con, việc nuôi dạy con, phân bố thời gian và nguồn lực sản xuất, tiêu dùng và đầu tư cho tương lai… Thực tế cho thấy, gia đình có thể làm trầm trọng hơn định kiến giới hoặc có thể làm dịu đi sự phân biệt giới. Có thể nói, gia đình đóng vai trò quan trọng trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới.
Gia đình là môi trường tuyên truyền, giáo dục tốt nhất về bình đẳng giới. Gia đình đóng vai trò cơ bản trong việc định hình mối quan hệ giới ngay từ những buổi đầu của cuộc sống con người và truyền tải chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình là nơi xã hội hóa vấn đề giới, truyền lại các kiến thức và kỹ năng về giới. Do vậy, nhận thức về bình đẳng giới của các thế hệ đi trước trong gia đình như ông bà, cha mẹ… tác động rất lớn đến nhận thức của các thế hệ kế tiếp.


Trong gia đình, con người học những bài học đầu tiên về tôn ti trật tự, về sự tuân thủ, sự phân biệt đối xử. Con trai học cách quyết đoán và thống trị, con gái học sự phục tùng. Gia đình chính là nơi tạo ra tôn ti trật tự. Sự nhận thức không đúng đắn về giới và bình đẳng giới sẽ tạo ra những tôn ti trật tự trong đó làm giảm vị thế của nữ giới, dẫn đến bất bình đẳng giới ngay trong gia đình. Trong gia đình truyền thống, ông bà, cha mẹ truyền dạy cho cháu con những nguyên mẫu về các quan niệm và hành vi mong đợi được cho là thích hợp đối với mỗi giới và các kỳ vọng của xã hội đối với nam giới và nữ giới. Chẳng hạn, quan niệm chung về đặc điểm tính cách của nữ giới là dịu dàng, nam giới là mạnh mẽ, quyết đoán. Do vậy, phụ nữ được quan niệm là gắn liền với vai trò của người mẹ, người vợ, người nội trợ, là người phụ thuộc không quan tâm đến việc họ có thu nhập cao hay thấp; nam giới trở thành trụ cột về kinh tế, là tấm gương đạo đức, là chỗ dựa về tinh thần của phụ nữ và trẻ em, là người chủ gia đình, đại diện cho gia đình trong các quan hệ xã hội và cộng đồng. Những đặc tính trên của nữ giới hay nam giới thực chất là do xã hội gán cho hoặc mong đợi các cá nhân nam và nữ thực hiện.
Quan niệm trên chính là những định kiến giới đã tồn tại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những định kiến giới đó đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới tồn tại phổ biến trong xã hội. Khi những định kiến giới tồn tại ở những người trực tiếp thường xuyên nuôi dạy trẻ như cha mẹ, ông bà… thì những quan niệm đó sẽ được thể hiện cụ thể thông qua các hành vi chăm sóc, giáo dục trẻ như: Trẻ em trai hay gái nên làm hoặc không nên làm gì, định hướng hoặc cho phép trẻ em trai và trẻ em gái được chơi các trò chơi theo giới, phân công lao động theo giới trong gia đình, đầu tư cho trẻ em trai và trẻ em gái khác nhau…
Từ đó cho thấy, trẻ em có được đặc tính về giới mà đặc tính này sẽ xác định một loạt các hoạt động được xã hội chấp nhận cho nam và nữ cũng như mối quan hệ giữa chúng là từ gia đình. Do vậy, nhận thức của các thế hệ đi trước trong gia đình về giới và bình đẳng giới không đúng đắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của các thế hệ sau. Điều này sẽ làm chậm mục tiêu bình đẳng giới. Ngược lại, khi các thế hệ đi trước nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới thì họ sẽ truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp những nhận thức đúng đắn đó. Đồng thời, nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới của các thế hệ đi trước sẽ quyết định hành vi của họ trong việc chăm sóc, giáo dục, đầu tư… cho thế hệ tương lai.


Sự quan tâm, chăm sóc, tình yêu thương của cha mẹ, ông bà dành cho trẻ em trai và trẻ em gái là như nhau. Con trai, con gái đều được tôn trọng như nhau. Sự đầu tư của cha mẹ, ông bà trong việc phát triển đối với trẻ con trai, con gái phải trên cơ sở năng lực, sở thích và cơ hội của mỗi người con mà không dựa trên giới tính. Sự phân công lao động trong gia đình phải trên cơ sở khả năng của mỗi người con mà không phụ thuộc vào giới tính… Hành động cụ thể trên sẽ tác động tích cực đến nhận thức, hành vi, cơ hội của thế hệ kế tiếp. Điều đó góp phần rút ngắn khoảng cách giới, tiến tới bình đẳng giới.
Vai trò tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới của gia đình không chỉ thể hiện trong việc truyền dạy của ông bà, cha mẹ và các thành viên khác của gia đình mà còn thể hiện trong việc làm gương của cha mẹ, ông bà và các thành viên trong gia đình. Cách đối xử của cha mẹ, ông bà với nhau phải thể hiện sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, bởi hành vi của cha mẹ, ông bà sẽ là nguyên mẫu cho con cháu. Khi trong gia đình cha mẹ, ông bà tôn trọng nhau, chia sẻ công việc gia đình, cùng nhau bàn bạc và giải quyết các vấn đề… sẽ là tấm gương sáng cho con cháu học tập. Ngược lại, các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử hoặc bạo lực gia đình trên cơ sở giới, hình phạt cho các hành vi không đúng đắn, các mẫu người đàn ông và phụ nữ trong gia đình… sẽ tác động tiêu cực đến hành vi và nhận thức về bình đẳng giới đối với thế hệ trẻ.
Như vậy, để có được bình đẳng giới, trước hết trong gia đình cha mẹ, ông bà cần phải nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vì chính họ là tác nhân quan trọng nhất trong trong việc tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới cho thế hệ trẻ. Khi các thành viên gia đình nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì trẻ em trai và trẻ em gái ngay từ khi chào đời đã được cha mẹ, những người lớn tuổi đối xử bình đẳng. Khi lớn lên, được chứng kiến quyền bình đẳng giữa cha mẹ, ông bà; được hưởng quyền và thực hiện trách nhiệm bình đẳng với nhau. Gia đình bình đẳng là môi trường tuyên truyền, giáo dục hiệu quả nhất về bình đẳng giới.

Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong bình đẳng giới ở Việt Nam

Đăng lúc: 24/10/2019 00:00:00 (GMT+7)

Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau về các đặc điểm giống và khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có cơ hội để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển.
Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm: Sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng cho thù lao trong công việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội (bình đẳng trong tiếng nói). Thế giới đã trải qua hơn 100 năm của chặng đường bình đẳng giới. Nhìn lại những thành tựu và những tồn tại hiện nay của chặng đường đó, cả nhân loại phải thừa nhận thành quả của bình đẳng giới đã góp phần rất quan trọng vào sự tiến bộ chung của thế giới. Bình đẳng giới là cần thiết và có thể thực hiện được
Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được đánh giá là một động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020. Chiến lược có mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Mặc dù vậy, việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam còn đứng trước không ít khó khăn, thách thức.


Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới là yếu tố quan trọng. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới thuộc về tất cả các thể chế trong xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng. Gia đình là nơi định hình các quan hệ giới, truyền tải những chuẩn mực về giới và quyết định những cơ hội cho các thành viên gia đình. Gia đình là nơi đưa ra các quyết định cơ bản như: Số con, việc nuôi dạy con, phân bố thời gian và nguồn lực sản xuất, tiêu dùng và đầu tư cho tương lai… Thực tế cho thấy, gia đình có thể làm trầm trọng hơn định kiến giới hoặc có thể làm dịu đi sự phân biệt giới. Có thể nói, gia đình đóng vai trò quan trọng trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới.
Gia đình là môi trường tuyên truyền, giáo dục tốt nhất về bình đẳng giới. Gia đình đóng vai trò cơ bản trong việc định hình mối quan hệ giới ngay từ những buổi đầu của cuộc sống con người và truyền tải chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình là nơi xã hội hóa vấn đề giới, truyền lại các kiến thức và kỹ năng về giới. Do vậy, nhận thức về bình đẳng giới của các thế hệ đi trước trong gia đình như ông bà, cha mẹ… tác động rất lớn đến nhận thức của các thế hệ kế tiếp.


Trong gia đình, con người học những bài học đầu tiên về tôn ti trật tự, về sự tuân thủ, sự phân biệt đối xử. Con trai học cách quyết đoán và thống trị, con gái học sự phục tùng. Gia đình chính là nơi tạo ra tôn ti trật tự. Sự nhận thức không đúng đắn về giới và bình đẳng giới sẽ tạo ra những tôn ti trật tự trong đó làm giảm vị thế của nữ giới, dẫn đến bất bình đẳng giới ngay trong gia đình. Trong gia đình truyền thống, ông bà, cha mẹ truyền dạy cho cháu con những nguyên mẫu về các quan niệm và hành vi mong đợi được cho là thích hợp đối với mỗi giới và các kỳ vọng của xã hội đối với nam giới và nữ giới. Chẳng hạn, quan niệm chung về đặc điểm tính cách của nữ giới là dịu dàng, nam giới là mạnh mẽ, quyết đoán. Do vậy, phụ nữ được quan niệm là gắn liền với vai trò của người mẹ, người vợ, người nội trợ, là người phụ thuộc không quan tâm đến việc họ có thu nhập cao hay thấp; nam giới trở thành trụ cột về kinh tế, là tấm gương đạo đức, là chỗ dựa về tinh thần của phụ nữ và trẻ em, là người chủ gia đình, đại diện cho gia đình trong các quan hệ xã hội và cộng đồng. Những đặc tính trên của nữ giới hay nam giới thực chất là do xã hội gán cho hoặc mong đợi các cá nhân nam và nữ thực hiện.
Quan niệm trên chính là những định kiến giới đã tồn tại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những định kiến giới đó đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới tồn tại phổ biến trong xã hội. Khi những định kiến giới tồn tại ở những người trực tiếp thường xuyên nuôi dạy trẻ như cha mẹ, ông bà… thì những quan niệm đó sẽ được thể hiện cụ thể thông qua các hành vi chăm sóc, giáo dục trẻ như: Trẻ em trai hay gái nên làm hoặc không nên làm gì, định hướng hoặc cho phép trẻ em trai và trẻ em gái được chơi các trò chơi theo giới, phân công lao động theo giới trong gia đình, đầu tư cho trẻ em trai và trẻ em gái khác nhau…
Từ đó cho thấy, trẻ em có được đặc tính về giới mà đặc tính này sẽ xác định một loạt các hoạt động được xã hội chấp nhận cho nam và nữ cũng như mối quan hệ giữa chúng là từ gia đình. Do vậy, nhận thức của các thế hệ đi trước trong gia đình về giới và bình đẳng giới không đúng đắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của các thế hệ sau. Điều này sẽ làm chậm mục tiêu bình đẳng giới. Ngược lại, khi các thế hệ đi trước nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới thì họ sẽ truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp những nhận thức đúng đắn đó. Đồng thời, nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới của các thế hệ đi trước sẽ quyết định hành vi của họ trong việc chăm sóc, giáo dục, đầu tư… cho thế hệ tương lai.


Sự quan tâm, chăm sóc, tình yêu thương của cha mẹ, ông bà dành cho trẻ em trai và trẻ em gái là như nhau. Con trai, con gái đều được tôn trọng như nhau. Sự đầu tư của cha mẹ, ông bà trong việc phát triển đối với trẻ con trai, con gái phải trên cơ sở năng lực, sở thích và cơ hội của mỗi người con mà không dựa trên giới tính. Sự phân công lao động trong gia đình phải trên cơ sở khả năng của mỗi người con mà không phụ thuộc vào giới tính… Hành động cụ thể trên sẽ tác động tích cực đến nhận thức, hành vi, cơ hội của thế hệ kế tiếp. Điều đó góp phần rút ngắn khoảng cách giới, tiến tới bình đẳng giới.
Vai trò tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới của gia đình không chỉ thể hiện trong việc truyền dạy của ông bà, cha mẹ và các thành viên khác của gia đình mà còn thể hiện trong việc làm gương của cha mẹ, ông bà và các thành viên trong gia đình. Cách đối xử của cha mẹ, ông bà với nhau phải thể hiện sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, bởi hành vi của cha mẹ, ông bà sẽ là nguyên mẫu cho con cháu. Khi trong gia đình cha mẹ, ông bà tôn trọng nhau, chia sẻ công việc gia đình, cùng nhau bàn bạc và giải quyết các vấn đề… sẽ là tấm gương sáng cho con cháu học tập. Ngược lại, các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử hoặc bạo lực gia đình trên cơ sở giới, hình phạt cho các hành vi không đúng đắn, các mẫu người đàn ông và phụ nữ trong gia đình… sẽ tác động tiêu cực đến hành vi và nhận thức về bình đẳng giới đối với thế hệ trẻ.
Như vậy, để có được bình đẳng giới, trước hết trong gia đình cha mẹ, ông bà cần phải nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vì chính họ là tác nhân quan trọng nhất trong trong việc tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới cho thế hệ trẻ. Khi các thành viên gia đình nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì trẻ em trai và trẻ em gái ngay từ khi chào đời đã được cha mẹ, những người lớn tuổi đối xử bình đẳng. Khi lớn lên, được chứng kiến quyền bình đẳng giữa cha mẹ, ông bà; được hưởng quyền và thực hiện trách nhiệm bình đẳng với nhau. Gia đình bình đẳng là môi trường tuyên truyền, giáo dục hiệu quả nhất về bình đẳng giới.

Người tốt, việc tốt